Morphological and biological characteristics of Taenia rileyi Loewen, 1929 (Cestoda: Taeniidae)

Share Embed


Descripción

Tạp chí Khoa học 2010:14b 188-199

Trường Đại học Cần Thơ

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA MỘT SỐ GIỐNG NẤM GÂY BỊ BỆNH “NẤM NHỚT” TRÊN CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Trần Ngọc Tuấn1 và Phạm Minh Đức1

ABSTRACT Fungal infection is problematic in aquatic animals. Scale protrusion on climbing perch body usually happens in the last period of the culture. Study on this disease, however, has not been carried out before. The aims of this study were to isolate and identify the fungi isolated from muscle of climbing perch (Anabas testudineus) and to study some biological characteristics of the fungi. Thirty-nine samples, showing secretion of mass mucus on body, the scale protrusion with blistering and red spots on the body, were taken in the period from April to October, 2009 in intensive culture system in Hau Giang and Can Tho provinces. First the fresh materials from lesions of all diseased fish were examined under microscopes at Department of Aquatic Biology and Pathology, College of Aquaculture and Fisheries, Cantho University. The fungi were incubated at 28ºC for 4 days on GYA, and identified based on the morphological characteristics, colony pigmentation, hyphae, conidiophores and conidia. The result showed that three genera of fungi including Fusarium, Acremonium and Geotrichum were isolated from infected fish. Biological characteristics of fungi were performed. The optimal temperature for vegetative growth of these fungi was 30oC. The optimal NaCl concentration of Fusarium, Acremonium and Geotrichum was 2-4, 1 and 1%, respectively. The vegetative growth of these fungi was able to tolerate a range of pH of 4-11. Keywords: Climbing perch, fungal infection, Fusarium, Acremonium, Geotrichum. Tittle: Morphological and biological characterristics of fungi isolated from climbing perch (Anabas testudineus) with “fungal infection”.

TÓM TẮT Nấm là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến ở động vật thủy sản, trong đó bệnh “nấm nhớt” trên cá rô đồng thường xảy ra vào những tháng cuối của vụ nuôi. Tuy nhiên, nghiên cứu về bệnh này chưa được thực hiện. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khảo sát thành phần giống loài nấm ký sinh trên cá rô đồng bị bệnh “nấm nhớt” và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi nấm. Trong quá trình nghiên cứu tiến hành thu 39 mẫu từ các ao nuôi tại Cần Thơ và Hậu Giang trong thời gian từ tháng 4-10 năm 2009 với các dấu hiệu nhớt nhiều trên thân, vảy xù xì và các đốm đỏ nổi trên thân. Tất cả cá bệnh đều được lấy mẫu để quan sát tiêu bản tươi và phân lập nấm tại Bộ môn Sinh học và Bệnh thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nấm được nuôi cấy trên môi trường GYA, ủ ở 28oC trong thời gian 4 ngày. Các chủng nấm thuần được định danh dựa trên đặc điểm về hình thái như hình dạng khuẩn lạc, sợi nấm, cuống sinh bào tử và 1

Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.

188

Tạp chí Khoa học 2010:14b 188-199

Trường Đại học Cần Thơ

bào tử. Kết quả phân lập cho thấy ba giống nấm Fusarium, Acremonium và Geotrichum xuất hiện trên cá rô đồng bị bệnh. Nghiên cứu cũng đã xác định được một số đặc điểm sinh học của các chủng nấm phân lập. Kết quả về nhiệt độ tối ưu cho các chủng nấm phát triển là 30oC. Nồng độ NaCl tối ưu cho các chủng nấm Fusarium, Acremonium và Geotrichum phát triển lần lượt là 2-4, 1 và 1% và giá trị pH thích hợp là 4-11. Từ khóa: Cá rô đồng, nhiễm nấm, Fusarium, Acremonium, Geotrichum.

1 . GIỚI THIỆU Cá rô đồng (Anabas testudineus) là một trong những đối tượng được nuôi thâm canh phổ biến ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang và Sóc Trăng (Triệu và Long, 2001; Tuan et al., 2002). Trong qui trình nuôi thâm canh cá rô đồng, bệnh là một trong những trở ngại lớn cho người nuôi. Một số bệnh thường gặp trên cá rô đồng là ăn không tiêu, nhiễm vi khuẩn máu và ký sinh trùng (Trung tâm Khuyến nông Kkhuyến ngư Quốc gia, 2008). Ngoài ra, nhiều thông tin ghi nhận bệnh “nấm nhớt” thường xảy ra vào cuối vụ nuôi gây ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thương phẩm và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Tuy nhiên, nghiên cứu về bệnh này vẫn chưa được thực hiện. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân lập và định danh thành phần giống loài nấm ký sinh trên cá rô đồng bị bệnh “nấm nhớt” và nghiên cứu một số đặc điểm về hình thái và sinh học của vi nấm được phân lập. 2 . VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 . Mẫu cá Cá rô đồng được thu trực tiếp từ 2 ao nuôi thâm canh ở Cần Thơ và 7 ao nuôi ở Hậu Giang từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2009 với 7 đợt thu mẫu. Cá có dấu hiệu bệnh lý như vảy xù xì và nhớt tập trung thành từng mảng trên thân. Tổng số mẫu thu là 39 cá (trọng lượng 25-115 g) có dấu hiệu bệnh và 18 cá không có dấu hiệu bệnh. Mẫu cá được vận chuyển sống bằng thùng xốp có sục khí. 2.2 . Phân lập và định danh nấm 2.2.1 . Phân lập nấm Mẫu cá được phân lập ở phòng thí nghiệm Bộ môn Sinh học và Bệnh thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Khi quan sát tiêu bản tươi trên nhớt và cơ thấy có sự xuất hiện của khuẩn ty và bào tử nấm thì tiến hành phân lập, rửa mẫu 2 lần bằng nước muối sinh lý vô trùng, nghiền một phần mẫu bệnh phẩm cấy vào đĩa môi trường GYA (Glucose 1%, Yeast extract 0,25%, Agar 1,5%) (Hatai and Egusa, 1979). Sau đó rắc một ít mỗi loại kháng sinh Ampiciline và Streptomicine xung quanh mẫu cấy để hạn chế nhiễm khuẩn, ủ cho nấm phát triển 4 ngày ở 28oC. Tiếp tục cấy truyền 3 189

Tạp chí Khoa học 2010:14b 188-199

Trường Đại học Cần Thơ

lần để có được nấm thuần. Khi có nấm thuần chuyển các giống nấm sang môi trường PDA (Nissui, Nhật Bản) và PYGSA (Bacto- Peptone 0,125%, Yeast extract 0,125%, Glucose 0,3%, nước biển nhân tạo 3,8% và 1,2% Agar) để quan sát các đặc điểm về hình thái và đánh giá khả năng phát triển của các chủng nấm trên mỗi loại môi trường nuôi cấy. 2.2.2 . Định danh nấm Nấm được định danh theo khoá phân loại của de Hoog et al., (2000) dựa vào các đặc điểm màu sắc khuẩn lạc trên môi trường GYA, PYGSA và PDA, đặc điểm hình thái sợi nấm và kích thước, đặc điểm cuống bào tử và bào tử về hình dạng và kích thước trong quá trình sinh sản của các chủng nấm phân lập được. Kích thước bào tử và sợi nấm được đo và tính theo Nguyễn Thị Quỳ (2002). Phương pháp nuôi cấy trên lame kính theo mô tả của de Hoog et al., (2000) được ứng dụng để quan sát các đặc điểm về hình thái của nấm. Phương pháp này được thực hiện như sau: dùng dao cắt một khối môi trường agar (khoảng 1x1x1 cm); đưa khối agar này lên phiến kính đã vô trùng, gác trên que thủy tinh hình chữ V, bên dưới có lớp giấy thấm được giữ ẩm bằng nước cất vô trùng đặt trong đĩa petri; cấy nấm vào 4 mặt bên của khối agar; đặt lamen lên trên khối agar này; ủ đĩa cấy ở nhiệt độ 28oC trong 5 ngày khi thấy nấm phát triển bao phủ lamen; nhẹ nhàng lấy lamen ra và đặt trên lame kính có sẵn giọt thuốc nhuộm cotton blue hoặc thuốc nhuộm huỳnh quang Fungi flora Y® (BB, Science Co., Tokyo, Nhật Bản); giữ nguyên và cố định bằng keo dán. Quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang, ghi nhận kết quả và chụp hình. 2.3 . Một số đặc điểm sinh học của vi nấm 2.3.1 . Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Dùng cork borer No.2 cắt khối agar đã có nấm thuần (đường kính 5,5 mm) ở rìa khuẩn lạc và cấy vào đĩa Petri có chứa môi trường GYA, ủ ở những khoảng nhiệt độ 20, 25, 30, 35 và 40oC. Đường kính khuẩn lạc được đo bằng thước kẻ tại 8 điểm trên khuẩn lạc trong thời gian 5 ngày. Sau đó, tính trung bình phát triển của khuẩn lạc trong 5 ngày và đánh giá khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển. Thí nghiệm được lặp lại 2 lần. 2.3.2 . Ảnh hưởng của NaCl đến sự phát triển của nấm Dùng mẫu agar được cắt bằng cork borer No.2, đường kính 5,5 mm ở rìa khuẩn lạc có nấm thuần cấy vào đĩa Petri có chứa môi trường GYA đã được điều chỉnh các nồng độ NaCl (0, 1, 2, 3 và 4%), ủ ở 30oC trong 5 ngày. Đo đường kính của khuẩn lạc trong thời gian thí nghiệm bằng thước kẻ tại 8 điểm. Đánh giá nồng độ NaCl thích hợp cho sự phát triển của nấm và ghi nhận tốc độ nấm phát triển trong 5 ngày. Thí nghiệm được thực hiện với 2 lần lặp lại. 190

Tạp chí Khoa học 2010:14b 188-199

Trường Đại học Cần Thơ

2.3.3 . Ảnh hưởng của pH Môi trường GY lỏng được điều chỉnh các khoảng pH: 3,0; 4,0; 5,0; 6,0; 7,0; 8,0; 9,0; 10,0 và 11,0 bằng cách cho thêm dung dịch HCl 1N hoặc dung dịch NaOH 1N. Dùng mẫu agar với đường kính 5,5 mm được cắt bằng cork borer No.2 có nấm thuần được lấy từ rìa khuẩn lạc thuần cho vào ống nghiệm chứa 5 ml GY lỏng, các ống nghiệm được giữ ở nhiệt độ 30oC. Khả năng phát triển của khuẩn ty được quan sát bằng mắt thường mỗi ngày một lần, so sánh với ống nghiệm đối chứng (pH: 7). Quan sát và ghi nhận kết quả trong 5 ngày. Kết quả được thể hiện qua các điểm (0) nấm không phát triển, (1) nấm phát triển ít, (2) nấm phát triển tương đối và (3) nấm phát triển nhiều. Trong trường hợp nấm không phát triển, mẫu agar dùng thí nghiệm sẽ được rửa bằng nước cất vô trùng và cấy trở lại đĩa môi trường GYA mới để đánh giá khả năng sống sót của nấm. Thí nghiệm được thực hiện với 2 lần lặp lại. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 . Phân lập nấm Kết quả phân lập được 10 chủng nấm trên cá rô đồng nuôi thâm canh có xuất hiện dấu hiệu bệnh lý với nhiều nhớt tập trung trên thân, vảy trở nên xù xì, sau đó lan rộng toàn thân (Hình 1B). Dựa vào đặc điểm hình thái, tốc độ phát triển của khuẩn lạc và đặc điểm của sợi nấm và bào tử, các chủng nấm được phân thành 3 nhóm gồm nhóm 1 (VN0901, VN0902 và VN0903), nhóm 2 (VN0904) và nhóm 3 (VN0905, VN0906, VN0907, VN0908, VN0909 và VN0910). Ngược lại, những mẫu cá không có dấu hiệu bệnh thì không phân lập được nấm.

A

B

Hình 1: Đặc điểm cá rô đồng khỏe (A) và cá bệnh “nấm nhớt” (B)

3.2 . Định danh nấm 3.2.1 . Nhóm 1 Khuẩn lạc phát triển nhanh trên môi trường GYA ở 28oC, tốc độ phát triển trung bình 7 mm trên ngày. Khuẩn lạc có màu trắng sáng, hơi hồng, các sợi nấm có màu trắng mọc nhô khỏi bề mặt môi trường nuôi cấy (Hình 2A và 2B). Trên môi trường PYGS khuẩn lạc phát triển nhanh hơn với đường kính 191

Tạp chí Khoa học 2010:14b 188-199

Trường Đại học Cần Thơ

78 mm sau 4 ngày nuôi cấy ở 28oC. Khuẩn lạc có màu trắng, khuẩn ty giống như sợi bông mịn mọc nhô cao khỏi bề mặt môi trường nuôi cấy. Khuẩn lạc trên môi trường PDA đạt đường kính 79 mm sau 4 ngày nuôi cấy ở 28oC, khuẩn lạc có màu trắng sáng nhô cao khỏi bề mặt môi trường, ở gần tâm khuẩn lạc có màu vàng nhạt. Sợi nấm có vách ngăn và phân nhánh (Hình 2C) với đường kính từ 2,5-5,0 µm. Cuống bào tử chồi phát triển nhiều với 2-5 vách ngăn (Hình 2D). Các đại bào tử nấm có hình thuyền hay hình lưỡi liềm, hơi cong và nhỏ về hai đầu, đôi khi ở gốc có dạng bàn chân, có 1-5 vách ngăn, kích thước trung bình 20,3±4,0 x 2,7±0,5 µm (Hình 2E và 2F).

A

B

C

D

E

F

Hình 2: Đặc điểm hình thái của Fusarium sp. VN0901: (A) Khuẩn lạc chủng VN0901 trên môi trường GYA ở 280C sau 7 ngày nuôi cấy, (B) Khuẩn lạc mặt dưới, (C) Sợi nấm phân nhánh có vách ngăn (mũi tên dài) và cuống bào tử (mũi tên ngắn) (nhuộm huỳnh quang, X1000), (D) Cuống bào tử (nhuộm cottonblue, X1000), (E) Bào tử (nhuộm cotton blue, X1000) và (F) Bào tử (nhuộm huỳnh quang, X1000).

192

Tạp chí Khoa học 2010:14b 188-199

Trường Đại học Cần Thơ

Qua những đặc điểm hình thái được mô tả ở trên và căn cứ vào khóa phân loại nấm của de Hoog et al., (2000) về màu sắc và tốc độ phát triển của khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy, hình thái và kích thước sợi nấm, cuống bào tử và bào tử đã xác định các chủng nấm thuộc nhóm 1 được phân lập trên cá rô đồng nuôi thâm canh ở tỉnh Hậu Giang thuộc giống Fusarium. 3.2.2 . Nhóm 2 Khuẩn lạc nhóm 2 phát triển nhanh trên môi trường GYA ở 28oC, tốc độ phát triển trung bình 5,8 mm trên ngày. Khuẩn lạc phẳng, nhẵn có màu trắng sáng, màu vàng nhạt ở gần tâm khuẩn lạc, mặt dưới có màu vàng sậm hơn phía trên khuẩn lạc (Hình 3A và 3B). Trên môi trường PYGSA khuẩn lạc có đường kính 30 mm sau 7 ngày nuôi cấy ở 28oC và có màu trắng, nhẵn, các sợi nấm mịn đan xen nhau và màu vàng nhạt ở mặt dưới khuẩn lạc. Khuẩn lạc trên PDA cũng có màu trắng sáng, bề mặt nhẵn, đường kính đạt 40 mm sau 7 ngày ở 28oC và sợi nấm mịn đan xen vào nhau. Sợi nấm trong suốt, phân nhánh và có vách ngăn, khi nuôi cấy trên lam kính các sợi nấm bện vào nhau tạo thành chùm dày (Hình 3C và 3D) với đường kính 1-2 µm. Cuống bào tử mọc từ sợi nấm có dạng búp măng, nhỏ dần về đỉnh, với viền cổ áo ở đỉnh, đôi khi có vách ngăn ở gốc (Hình 3D). Bào tử thường là một tế bào, trong suốt, có hình cầu hoặc hình elip hơi cong dạng lưỡi liềm, kích thước trung bình 3,3±0,91 x 1,1±0,24 µm tập trung ở đỉnh cuống bào tử (Hình 3E). Dựa vào đặc điểm hình thái được mô tả ở trên và căn cứ vào khóa phân loại nấm của de Hoog et al., (2000) thì chủng nấm thuộc nhóm 2 được xác định thuộc giống Acremonium. Chủng này được phân lập từ cá rô đồng bị bệnh trong ao nuôi ở Hậu Giang.

193

Tạp chí Khoa học 2010:14b 188-199

Trường Đại học Cần Thơ

A

B

C

D

E

F

Hình 3: Đặc điểm hình thái Acremonium sp. VN0904: (A) Khuẩn lạc trên môi trường GYA ở 280C sau 7 ngày nuôi cấy, (B) Khuẩn lạc ở mặt dưới, (C) Sợi nấm có vách ngăn (mũi tên ngắn) và cuống sinh bào tử (mũi tên dài) (nhuộm huỳnh quang, X1000), (D) Thể bình có vách ngăn ở gốc (mũi tên dài) và viền cổ áo ở đầu (mũi tên ngắn) (nhuộm huỳnh quang, X1000), (E) Cuống bào tử với các bào tử tập trung ở đầu mút (nhuộm cotton-blue, X1000), (F) Bào tử (nhuộm huỳnh quang, X1000).

3.2.3 . Nhóm 3 Khuẩn lạc phát triển ở mức trung bình với tốc độ phát triển bình quân 5 mm/ngày trên môi trường GYA ở 28oC. Khuẩn lạc phẳng, nhẵn có màu trắng, màu vàng kem xuất hiện ở gần tâm (Hình 4A và 4B). Trên cả hai môi trường PYGSA và PDA đặc điểm khuẩn lạc cũng giống như trên GYA, đường kính khuẩn lạc lần lượt là 18 và 47 mm sau 7 ngày ở 28oC. Sợi nấm trong suốt, phân nhánh và có vách ngăn (Hình 4C). Quá trình sinh bào tử từ 194

Tạp chí Khoa học 2010:14b 188-199

Trường Đại học Cần Thơ

các sợi nấm đứt ra thành từng đoạn và bào tử được hình thành từ các đoạn nhỏ này hoặc các bào tử được hình thành và tập trung trên đầu mút của sợi nấm (Hình 4E và 4F). Bào tử thường có 0-3 vách ngăn, trong suốt, có hình cầu hoặc hình trụ thẳng hoặc hơi cong (Hình 4E và 4F) với kích thước trung bình 8,8±2,33 x 2,8±0,53 µm.

A

B

C

D

E

F

Hình 4: Đặc điểm hình thái Geotrichum sp. VN0905: (A) Khuẩn lạc chủng VN0905 trên môi trường GYA ở 28oC sau 7 ngày nuôi cấy, (B) Khuẩn lạc ở mặt dưới, (C) Sợi nấm có vách ngăn (mũi tên dài) và bào tử đang hình thành (mũi tên ngắn) (nhuộm huỳnh quang, X1000), (D) và (E) Bào tử được sinh ra ở giữa sợi nấm (nhuộm huỳnh quang, X1000), (E) Bào tử được sinh ra ở đầu mút (mũi tên dài) và giữa sợi nấm (mũi tên ngắn) (nhuộm cotton-blue, X1000).

Dựa trên những đặc điểm về hình thái được nêu ở trên và căn cứ vào khóa phân loại nấm của de Hoog et al. (2000) thì giống nấm phân lập được trên cá rô đồng nuôi thâm canh ở cả hai tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang được xác định là Geotrichum.

195

Tạp chí Khoa học 2010:14b 188-199

Trường Đại học Cần Thơ

3.3 . Đặc điểm sinh học của vi nấm 3.3.1 . Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phát triển của nấm Kết quả đánh giá khả năng phát triển của các chủng nấm dưới ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường được thể hiện qua Bảng 4.1. Tất cả các chủng nấm đều có khả năng phát triển trong khoảng nhiệt độ dưới 20-35oC ngoại trừ hai chủng thuộc giống Geotrichum có khả năng phát triển đến 40oC. Nhiệt độ cho tất cả 6 chủng nấm phát triển tốt là 30oC. Bảng 4.1: Trung bình đường kính khuẩn lạc (mm) sau 5 ngày nuôi cấy trên môi trường GYA ở các nhiệt độ khác nhau.

Fusarium sp. Acremonium sp. Nhiệt o độ ( C) VN0901 VN0902 VN0903 VN0904 20 36±0,40 24±0,25 34±0,20 26±0,14 25 41±0,42 24±0,39 40±0,60 31±0,08 30 44±0,15 45±1,05 48±0,34 37±0,10 35 14±0,04 12±0,10 18±0,04 22±0,03 * 40 -

Geotrichum sp. VN0905 VN0906 21±0,07 19±0,06 27±0,06 24±0,02 33±0,24 35±0,17 31±0,04 30±0,01 12±0,00 18±0,06

* Nấm không phát triển

Kết quả thí nghiệm này thể hiện nhiệt độ tốt cho nấm phát triển trong điều kiện phòng thí nghiệm khá tương đồng so với điều kiện nhiệt độ môi trường ao nuôi (28-30oC). Hơn nữa, kết quả này cũng phù hợp với những kết quả nghiên cứu trước đây trên một số loài thuộc giống Fusarium được phân lập trên tôm sú Penaeus monodon và trên tôm he Nhật Bản Penaeus japonicus có khả năng phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ từ 20-30oC (Rhoobunjongde et al., 1991; Marin et al., 1995; Khoa et al., 2004; Khoa et al., 2005). Như vậy, có thể khẳng định rằng nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của một số loài nấm thuộc giống Fusarium là 20-30oC và điều kiện này phụ thuộc vào vùng phân bố của nấm. Kết quả nghiên cứu của Duc et al. (2009) cho thấy Acremonium sp. gây bệnh đen mang trên tôm tít Oratosquilla oratoria phát triển tốt ở nhiệt độ từ 20-30oC. Hơn nữa, Diler and Bolat (2001) cũng khẳng định rằng loài Acremonium sp. được phân lập trên tôm hùm nước ngọt Astacus leptodactylus có khả năng phát triển đến nhiệt độ lớn hơn 30oC. Như vậy, với kết quả nghiên cứu trên chủng Acremonium sp. VN0904 được phân lập từ cá rô đồng cũng có sự tương đồng về khoảng nhiệt độ thích hợp cho khả năng phát triển. Mặt khác, trong nghiên cứu hai chủng Geotrichum sp. VN0905 và VN0906 phát triển tốt ở nhiệt độ 30-35oC mặc dù giống này có thể phát triển ở nhiệt độ rất cao lên đến 40oC. Một nghiên cứu về loài Geotrichum candidum phân lập từ đất ở Nhật Bản nhiệt độ phát triển tốt là từ 25-30oC (Suprapta et al., 1996). 196

Tạp chí Khoa học 2010:14b 188-199

Trường Đại học Cần Thơ

3.3.2 . Ảnh hưởng của NaCl Kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của nồng độ NaCl đến khả năng phát triển của các chủng nấm phân lập được thể hiện qua Bảng 4.2. Các chủng nấm có khả năng phát triển với nồng độ NaCl từ 0-4%. Hai chủng Fusarium sp. VN0901 và VN0902 phát triển tốt nhất khi nồng độ NaCl là 4% và giảm dần về 0%. Tuy nhiên, chủng Fusarium sp. VN0903 phát triển tốt nhất với nồng độ NaCl là 3%. Chủng Acremonium sp. VN0904 và hai chủng Geotrichum sp. VN0905 và VN0906 phát triển tốt nhất với nồng độ NaCl là 1%. Bảng 4.2: Trung bình đường kính khuẩn lạc (mm) sau 5 ngày nuôi cấy trên môi trường GYA ở các nồng độ NaCl khác nhau.

NaCl (%)

Fusarium sp.

Acremonium sp.

Geotrichum sp.

VN0901

VN0902

VN0903

VN0904

VN0905 VN0906

0

35±0,09

33±0,48

34±0,05

25±0,02

23±0,07 26±0,01

1

60±0,12

53±0,27

40±0,18

27±0,13

25±0,04 29±0,04

2

63±0,22

56±0,28

78±0,19

20±0,03

19±0,00 24±0,00

3

66±0,50

57±0,07

78±0,28

12±0,12

19±0,34 25±0,72

4

69±0,34

65±0,18

76±0,80

11±0,02

10±0,06 15±0,06

Nồng độ NaCl thích hợp cho giống Fusarium phát triển tốt là 4% ở hai chủng VN0901 và VN0902 và 3% cho chủng VN0903 phù hợp với nghiên cứu của Khoa et al. (2004) khi tìm ra nồng độ NaCl thích hợp cho loài Fusarium incarnatum phát triển là 3%. Như vậy, với kết quả này có thể nhận thấy ba chủng Fusarium trong nghiên cứu thích hợp hơn trong môi trường có nồng độ muối NaCl cao hơn và phù hợp với môi trường nước mặn và lợ hơn. Tuy nhiên, đây là giống có khả năng phân bố rộng nên nó có khả năng phát triển tốt trong điều kiện môi trường nước ngọt. Chủng Acremonium sp. VN0904 có khả năng phát triển tốt ở nồng độ muối 0-4% và tốt nhất là 1%, điều này cũng chứng tỏ rằng đây là chủng có khả năng phân bố rộng với môi trường rộng muối. Tuy nhiên chủng này phát triển tốt hơn ở môi trường có nồng độ NaCl thấp (1%). Kết quả này tương tự như kết quả của Duc (2009), tác giả chỉ ra rằng mức nồng độ NaCl thích hợp nhất cho loài Acremonium sp. được phân lập trên tôm tít đen mang là 24%. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy hai chủng VN0905 và VN0906 phát triển tốt hơn ở môi trường nước ngọt (nồng độ NaCl là 0-1%). 3.3.3 . Ảnh hưởng của pH Qua Bảng 4.3 cho thấy các chủng nấm có khả năng phát triển trong khoảng giá trị pH 4-11, ở pH 3 các chủng nấm bị ức chế phát triển. Khoảng pH thuận lợi cho mỗi chủng nấm phát triển tốt thì khác nhau, lần lượt như

197

Tạp chí Khoa học 2010:14b 188-199

Trường Đại học Cần Thơ

chủng VN0901, VN0902, VN0903, VN0904, VN0905 và VN0906 là 5-11, 6-11, 4-11, 6-9, 5-10 và 7-8. Bảng 4.3: Ảnh hưởng của pH đến khả năng phát triển của nấm.

pH 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Fusarium sp. Acremonium sp. Geotrichum sp. VN0901 VN0902 VN0903 VN0904 VN0905 VN0906 0 0 0 0 0 0 2 1 3 1 1 1 3 2 3 2 3 2 3 3 3 3 3 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 2 3 3 3 2 3 2 3 3 3 1 2 1

(0) nấm không phát triển, (1) nấm phát triển ít, (2) nấm phát triển tương đối và (3) nấm phát triển nhiều.

Các chủng nấm phân lập được trên cá rô đồng bị “nấm nhớt” có khả năng phát triển trong điều kiện pH rộng (pH: 4-11). Khi so sánh kết quả này với điều kiện môi trường nước trong ao nuôi vào thời điểm thu mẫu thì tương tự nhau. Giá trị pH của các ao nuôi từ 6,5-7,5, với giá trị pH này tương ứng với khoảng pH thích hợp nhất cho tất cả các chủng nấm. Với khả năng thích ứng được với khoảng giá trị pH rộng chứng tỏ rằng các chủng nấm này không chịu tác động mạnh của pH môi trường. Mặt khác, kết quả thu được cũng cho thấy rằng các chủng nấm này có thể phân bố rộng trong môi trường có tính acid và kiềm. Duc et al. (2009) đã kết luận rằng loài nấm Acremonium sp. phát triển trong môi trường pH rộng 4-11 cũng tương tự với kết quả của chủng Acremonium sp. VN0904. Ngoài ra, theo Suprapta et al. (1996) khả năng phát triển tốt nhất của loài Geotrichum candidum là ở giá trị pH 6 phù hợp với kết quả nghiên cứu này trên hai chủng Geotrichum sp. VN0905 và VN0906. 4 . KẾT LUẬN Cá rô đồng bị “nấm nhớt” thường có các dấu hiệu với lớp nhớt tập trung nhiều trên thân cá và vảy xù xì, đã phân lập được 3 giống nấm khác nhau Fusarium, Acremonium và Geotrichum ký sinh trên cá rô đồng bị bệnh. Nhiệt độ tốt nhất cho các chủng nấm phát triển là 30oC. Nồng độ NaCl thích hợp nhất cho các chủng nấm thuộc ba giống Fusarium, Acremonium và Geotrichum phát triển lần lượt là 2-4, 1 và 1% và giá trị pH thích hợp là 411.

198

Tạp chí Khoa học 2010:14b 188-199

Trường Đại học Cần Thơ

TÀI LIỆU THAM KHẢO de Hoog, G.S., J. Guarro, J. Gené and M.J. Figueras. 2000. Atlas of clinical fungi. 2nd edition. Centraalbureau voor schimmelculture. 1126p. Diler, Ö. and Y. Bolat, 2001. Isolation of Acremonium species form crayfish, Astacus leptodactylus in Egirdir Lake. Bull. Eur. Ass. Fish Pathology 21: 164-168. Duc, P.M. 2009. Studies on fungal infection in mantis shrimp, Oratosquilla oratoria caused by two anamorphic fungi. PhD. thesis. Nippon Veterinary and Life Science University. Japan. Duc, P.M., K. Hatai, O. Kurata, K. Tensha, U. Yoshitaka, T. Yaguchi and T. Udagawa, 2009. Fungal infection of mantis shrimp (Oratosquilla oratoria) caused by two anamorphic fungi found in Japan. Mycopathologia 167:229-247. Hatai, K. and S. Egusa, 1979. Studies on the pathogenic fungus of mycotic granulomatosis- III. Development of the medium for MG-fungus (Tiếng Nhật). Fish Pathology 13(3):147-152. Khoa, L.V., K. Hatai and T. Aoki, 2004. Fusarium incarnatum isolated from black tiger shrimp (Penaeus monodon) Fabricius, with black gill disease cultured in Vietnam. Journal of fish diseases 27:507-515. Khoa, L.V., K. Hatai, A. Yuasa and K. Sawada, 2005. Morphology and molecular phylogeny of Fusaium solani isolated from kuruma prawn (Penaeus japonicas) with black gills. Fish Pathology 40(3):103-109. Marin, S., V. Sanchis, N. Maganm, 1995. Water activity, temperature, and pH effects on growth of Fusarium moniliforme and Fusarium proliferatum isolates from maize. Can Journal Microbiol. 41(12):1063-1070. Nguyễn Thị Quỳ. 2002. Lý sinh học (phần thực tập). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 107 trang. Rhoobunjongde, W., K. Hatai, S. Wada and S. Kubota, 1991. Fusarium moniliforme isolated from gills of kuruma prawn Penaeus japonicus with black gill disease. Nippon Siusan Gakkaishi. 57: 629-635. Suprapta, D.N., K. Arai and H. Iwai, 1996. Some physiological properties of citrus and noncitrus races of Geotrichum candidum isolated from soil in Japan. Mycoscience 37:401-407. Trieu, N.V. and D.N. Long, 2001. Seed production technology of climbing perch (Anabas testudineus): a study of the larval rearing. JIRCAS 2001. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia, 2008. Kỹ thuật nuôi cá rô đồng. http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=24431710&News_ID=21349889 (truy cập ngày 18/02/2009). Tuan, N.A., H.M. Hanh, L.M. Lan, D.N. Long, D.H. Tam, N.V. Lanh, L.T.N. Thanh, 2002. Preliminary results on rearing climbing perch (Anabas testudineus) in concrete tanks and earthen ponds. JIRCAS 2002.

199

Lihat lebih banyak...

Comentarios

Copyright © 2017 DATOSPDF Inc.